Quảng Bình nổi tiếng với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của Phong Nha – Kẻ Bàng, của Soong Chày Hang Tối và nhiều địa danh tuyệt đẹp khác. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch tâm linh của Quảng Bình cũng ngày càng được nhiều người biết đến hơn với sự hấp dẫn đặc biệt. Một địa điểm tâm linh nổi bật của Quảng Bình mà Didaucogi.com muốn giới thiệu đến du khách là chùa Hoằng Phúc.
1. Đôi nét giới thiệu về chùa Hoằng Phúc Quảng Bình
Chùa Hoằng Phúc (hay còn được người dân gọi là chùa Quan hoặc chùa Kính Thiên, chùa Trạm) là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời của Quảng Bình. Tính đến năm 2022, chùa đã có lịch sử khoảng hơn 700 năm, thuộc những ngôi chùa cổ nhất của duyên hải miền Trung.
Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình có vị trí ở trên một vùng đất cao ráo ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, rộng gần 10.000 m2. Quang cảnh của chùa rộng thoáng, nhiều cây xanh, cây tiểu cảnh. Bầu không khí tại chùa yên tĩnh, thanh tịnh, là một điểm đến giúp thư giãn tâm hồn, quên đi ưu phiền, xô bồ thường ngày.
Hiện nay, chùa Hoằng Phúc vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ, từ thời nhà Trần. Một số hiện vật nổi bật như: tượng của Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa tạng Vương Bồ Tát. Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ pháp khí bằng đồng là chuông đồng nặng 80 kg, cao đến 1,15 m, đường kính 0.57 m và chu vi 1.45 m, được đúc một cách tinh xảo từ thời vua Minh Mạng.
Đã đến với Quảng Bình thì du khách hẳn là nên ghé thăm Chùa Hoằng Phúc. Địa danh không chỉ dành cho các tín đồ Phật giáo mà còn mở cửa đón lễ phật của du khách từ mọi nơi. Du khách có thể vừa để ngắm cảnh, vừa đến cầu bình an cho gia đình thì thật tuyệt.
2. Thời gian lý tưởng đi du lịch chùa Hoằng Phúc
Du khách có thể ghé thăm chùa Hoằng Phúc Quảng Bình vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất có lẽ là vào tháng Giêng Âm lịch. Đây là thời điểm mà lễ hội Hoằng Phúc được tổ chức hàng năm với không khí nhộn nhịp trong tiết trời mát mẻ.
Lễ hội có giá trị giữ gìn giá trị văn hóa và tinh thành của người dân huyện Lệ Thủy, đồng thời khơi dậy sự đoàn kết dân tộc và tình yêu nước. Giờ mở cửa của chùa là từ 7 giờ sáng cho đến 17 giờ 30 phút chiều tối mỗi ngày.
3. Chùa Hoằng Phúc nằm ở đâu? Hướng dẫn đường đi
3.1. Địa chỉ chi tiết
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại xã Mỹ Thủy, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 55 km.
3.2. Hướng dẫn đường đi và phương thức di chuyển
Hiện nay, hệ thống giao thông của Quảng Bình rất phát triển và có nhiều lựa chọn phương thức di chuyển cho du khách. Sau đây, Didaucogi.com sẽ giới thiệu cho bạn các phương thức thông dụng nhất.
3.2.1. Phương tiện xe máy, ô tô
Nếu du khách bắt đầu khởi hành từ thành phố Đồng Hới thì lộ trình di chuyển như sau:
- Từ thành phố Đồng Hới, đi đến Đường tránh TP Đồng Hới (qua QL1A)
- Đi theo Đường QL1 đến Nguyễn Tất Thành/ĐT16/ĐT565 tại Cam Thủy
- Đi tiếp từ Nguyễn Tất Thành/ĐT16/ĐT565 cho đến Chùa Hoằng Phúc (7.9 km)
Quãng đường từ thành phố Đồng Hới đến chùa Hoằng Phúc tổng cộng dài 43.2 km và có điểm thu phí.
3.2.2. Phương tiện máy bay
Nếu du khách từ xa muốn đến tham quan chùa thì máy bay là lựa chọn nhanh chóng và tốt ưu nhất. Tại Đồng Hới có sân bay hay cảng hàng không Đồng Hới.
- Từ Hà Nội đến, chi phí cho một chuyến bay thường dao động từ 1.250.000 đồng – 1.800.000 đồng tùy hãng bay.
- Từ Hồ Chí Minh đến, chi phí cho một chuyến bay thường dao động từ 250.000 đồng – 500.000 đồng tùy hãng bay.
3.2.3. Xe khách
Một số xe khách từ Hà Nội đến Đồng Hới:
- Nhà xe Hưng Long
- Nhà xe Hoàng Linh
- Nhà xe Cố Hương
- Nhà xe Hà Quảng
Một số xe khách từ Sài Gòn đến Đồng Hới:
- Nhà xe Mai Linh
- Nhà xe Nam Châu
- Xe Thắng Nguyễn
- Xe Xuân Truyền
- Nhà xe Hoàng Long
- Xe Tăng Tín
4. Giá vé tham quan chùa Hoằng Phúc
Tham quan chùa Hoằng Phúc Quảng Bình là một điểm đến tâm linh hoàn toàn miễn phí. Du khách có thể tự do ngắm nhìn, tham quan chùa, chiêm ngưỡng những điểm nhấn và hiện vật lâu năm của chùa.
5. Điểm hấp dẫn và các hoạt động tham quan tại chùa Hoằng Phúc
5.1. Điểm hấp dẫn của chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình có không gian thanh tịnh và trang nghiêm đặc trưng như nhiều ngôi chùa khác. Sau đây, Didaucogi.com sẽ dẫn du khách tham quan một vòng của ngôi chùa.
5.1.1. Lịch sử hình thành lâu đời
Sơ lược về lịch sử hình thành của ngôi chùa Hoằng Phúc là:
- Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt tên cho chùa là Kính Thiên Tự
- Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên chùa là Hoằng Phúc Tự
- Năm 1985, cơn bão số 12 làm chùa bị sụp, hư hại nhiều
- Ngày 30/11/2014, UBND huyện Lệ Thủy phục dựng chùa Hoằng Phúc, giữ nguyên trạng chùa cũ.
- Ngày 16/1/2016, chùa Hoằng Phúc được làm lễ khánh hạ.
5.1.2. Kiến trúc của chùa Hoằng Phúc
Ấn tượng đầu tiên khi đến với chùa là Tam quan nội. Nằm sau Tam quan nội là Tòa Tam Bảo với gian thờ Phật nằm ở trung tâm. Đài thờ Quan Thế âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam Bảo.
Nhà thờ Tổ nằm sau Tòa Tam Bảo, được kết nối bằng hành lan đặt các tượng La Hán. Nằm hai bên sân trước Tam Bảo là hai tòa tháp Phật 9 tầng. Và chiếc giếng cổ nằm ở trong sân chùa.
5.1.2. Nhiều hiện vật cổ xưa được lưu giữ
Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn lưu giữ được những các hiện vật cổ xưa như: tượng của Phật Bà Quan Thế Bồ Tát; chuông đồng được đúc từ thời vua Minh Mạng; Địa tạng Vương Bồ Tát; tòa sen, lư hương, bình hoa, bức hoành phi chúa Nguyễn ban tặng…
5.2. Các hoạt động tham quan tại chùa Hoằng Phúc
5.2.1. Ngắm quang cảnh của chùa và check-in
Cảnh quan của chùa Hoằng Phúc có sự hài hòa giữa màu sắc cổ xưa của kiến trúc với cây cối xanh tốt tạo nên một không gian bình yên, thanh tịnh. Du khách có thể chụp ảnh ở chùa và chia sẻ những kỷ niệm đẹp với bạn bè và gia đình.
5.2.2. Tham gia lễ hội Hoằng Phúc
Lễ hội Hoằng Phúc được tổ chức hàng năm vào độ tháng giêng âm lịch. Lễ hội có quy mô lớn, hân hoan đón người dân bản địa và du khách từ mọi miền tổ quốc, du khách nước ngoài tham gia chung vui.
Lễ hội Hoằng Phúc có hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Đến với phần lễ sẽ có các hoạt động tiêu biểu như: rước nước, khai mạc lễ hội, thực hiện những nghi lễ theo Phật giáo, thả hoa đăng.
Phần hội có nhiều hoạt động thú vị và náo nhiệt hơn. Đó là các chương trình văn nghệ, ẩm thực mang dấu ấn văn hóa sâu đậu, tổ chức thi đấu thể thao bao gồm nhiều môn như: kéo co, đẩy gậy, cờ tướng, võ thuật, bài chòi, đánh đu truyền thống,…
5.2.3. Cầu bình an cho người thân
Một hoạt động nữa mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với chùa Hoằng Phúc là dâng hương, cầu bình an cho bản thân và cho những người thân yêu của mình.
6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Hoằng Phúc
Tham quan chùa Hoằng Phúc các lưu ý mà du khách nên ghi nhớ lại để có những chuẩn bị tốt nhất:
- Không nên mặc những loại trang phục phản cảm và màu mè
- Không tùy ý tác động lên các tượng phật, cảnh quan trong chùa.
- Chú ý vứt rác thải đúng nơi quy định.
- Nên chú ý việc giữ trật tự, không nên ồn náo làm ảnh hưởng đến sự yên bình và thanh tịnh của nơi linh thiêng.
8. Một số địa điểm du lịch gần chùa Hoằng Phúc
8.1. Vo Nguyen Giap’s Memorial House
- Địa chỉ chi tiết: An Lạc, Lộc Thủy, Lệ Thủy
- Thời gian mở cửa: 07:00 – 20:00
Căn nhà nhỏ nhắn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vị trí ở gần với chùa Hoàng Phúc. Du khách có thể đi theo tour để đến thăm cả hai địa danh yên tĩnh và bình dị này.
Năm 1977, căn nhà của Đại tướng được xây dựng lại theo đúng nguyên mẫu ban đầu. Căn nhà ấm cúng, mộc mạc và rất đỗi bình dị. Căn nhà có ba gian với hai chái lợp ngói, mái hiên được lợp bằng lá cọ, cửa bức bàn.
Căn nhà ấy tuy nhỏ bé nhưng lại mang theo một ý nghĩa vô cùng lớn. Đó là nơi đã chứa đựng bao kỷ niệm của vị tướng tài hoa Võ Nguyên Giáp.
Địa danh vừa là nơi để thế hệ sau bày tỏ sự quý mến, tưởng nhớ đến Đại tướng, vừa là nơi giúp cho thế hệ trẻ tương lai hiểu hơn về quá khứ chống giặc đầy hào hùng của người và của toàn dân tộc.
8.2. Cồn Cát Quang Phú
- Địa chỉ: Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
Một điểm đến du lịch thú vị của Quảng Bình là Cồn cát Quang Phú. Những đồi cát trắng trải triền miên, rộng thoáng có gò cao để chơi trò chơi trượt ván trên cát.
Cồn Cát Quang Phú không cần mua vé để vào, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm ngắm cảnh đồi cát trắng Quảng Bình miễn phí, thoải mái. Nếu như du khách tham gia các dịch vụ trò chơi thì mới cần mất một khoản phí nhất định.
Thời điểm lý tưởng nhất đến cồn cát Quang Phú là khoảng 4 giờ đến 5 giờ sáng để đón bình minh lên và chụp những tấm ảnh check-in tuyệt đẹp. Đây cũng là thời điểm cát không bị nóng do nắng.
Hoạt động được yêu thích nhất khi đến với cồn cát là trượt cát. Nếu ngại đi bộ lên đồi, du khách có thể thuê xe chở chỉ với 70.000 – 80.000 đồng một lượt. Hãy đến cồn cát Quang Phú và thử thách lòng gan dạ của bản thân qua trò chơi này nha!
8.3. Động Thiên Đường
- Địa chỉ chi tiết: 16 Đường Hồ Chí Minh, Nhánh Tây, Bố Trạch, Quảng Bình
- Thời gian mở cửa: 07:00 – 16:30
Động Thiên Đường được ví như một thiên đường kỳ vĩ, tráng lệ ở trần gian. Hang động cũng được đánh giá là hang động khô dài nhất của châu Á từ Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Động Thiên Đường có chiều dài lên đến 31.4 km, chiều rộng từ 30 m – 150 m và chiều cao khoảng 60 – 80 m.
Để lên đến cửa động, du khách cần đi qua 514 bậc thang. Bên trong hang động có cấu tạo cầu kỳ, độc đáo với nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp. Không gian mát mẻ như mang theo làn gió nhẹ nhàng tạo nên một cảnh quan tựa thiên đường.
Giá vé vào động Thiên Đường tùy thuộc theo chiều cao và độ tuổi của các du khách tham quan và dao động từ 62.500 đồng đến 250.000 đồng một người, miễn phí cho trẻ em cao dưới 1.1 m.
9. Những hình ảnh check-in của tại chùa Hoằng Phúc của du khách
Chùa Hoằng Phúc có quan cảnh hài hòa giữa biển xanh bao la và rừng cây bạt ngàn như vậy, chắc hẳn nhiều du khách sẽ không bỏ lỡ những tấm ảnh chụp tại chùa được. Dưới đây là một số hình ảnh check in tại chùa Hoằng Phúc Quảng Bình đẹp lung linh:
Hy vọng với những chia sẻ về chùa Hoằng Phúc của Didaucogi.com sẽ giúp cho du khách có những trải nghiệm tham quan tại chùa thật đáng nhớ và có nhiều niềm vui. Hãy quay lại khi du khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về những nét đẹp của mảnh đất Quảng Bình nhé!