Chúng ta biết đến vùng đất Tây Nam Bộ là nơi không những đa dạng các nền văn hóa của nhiều dân tộc sinh sống và tạo thành như người Hoa, người Việt, người Chăm, người Khmer,.. Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người biết rõ lịch sử hình thành và phát triển để vùng đất này có thể phồn thịnh như ngày hôm nay là nhờ đâu. Vậy nên hãy cùng theo chân Khám phá Việt Nam quay ngược dòng thời gian để tìm hiểu về tổng quan lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ như thế nào trong bài viết dưới đây:
Đất nước Phù Nam – Khởi đầu lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ nước ta
Nếu phía Bắc Bộ có nền văn hóa Đông Sơn, hay văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ thì nền văn hóa khởi đầu cho lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ đó chính là văn hóa Óc Eo.
Tầm khoảng thời gian từ 4000 năm đến 5000 năm trước khu vực ĐNB nước ta bây giờ đã được người Indonesia khai phá ra. Đến thế kỷ thứ VIII thì người dân Indonesia cùng với nhiều tầng lớp người dân ngoại nhập của đất nước này đã đến đây sinh sống và tạo nên nền văn hóa Óc Eo, cùng với đó là sự ra đời của vương quốc mang tên Phù Nam.
Họ xây dựng nhiều công trình, trung tâm văn hóa chính trị và có cả tôn giáo, cảng thị Óc Eo ở Bình Tả, Gò Tháp,.. là Long An, Đồng Tháp bây giờ.
Sau đó đến thế kỷ thứ VI – Thế kỷ thứ VII thì vương quốc Chân Lạp (Chenla) từ Indonesia mới đem quân đánh đuổi triều đình vương triều Phù Nam ra phía đảo Java, chỉ còn một bộ phận nhỏ dân cư ở lại Nam Bộ. Và cuối cùng dần dần văn hóa Óc Eo cũng dần lụi tàn.
Vương quốc Chân Lạp cũng mang quân nhiều lần đánh chiếm Champa, cho đến năm 1203 thì Champa chính thức trở thành thuộc địa của Chân Lạp. Thời gian lên đến 17 năm.
Tất cả công trình kiến trúc cho dòng sự kiện này đến giờ vẫn còn được lưu giữ như là núi Ba Thê, tháp gạch Bình Thạnh, bi ký Chăm tại Biên Hòa hay Chót Mạt tại Tây Ninh,..
Giai đoạn vua chúa thời Nguyễn khai phá Nam Bộ
Vào năm 1620 thì chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) đã gả công chúa Ngọc Vạn vào làm vợ cho vua nước Chân Lạp là Chey Chetta II, đồng thời hỗ trợ quân để giúp vua Chân Lạp đánh đuổi giặt Xiêm.
Năm 1623 thì vua Chey Chetta II cho phép chúa Sãi tiếp quản khu vực vùng Mô Xoài để lập thương điểm thu thuế tại 2 địa điểm là Sài Gòn và Bến Nghé bây giờ. Đây cũng mở đầu cho sự kiện dân Việt đã dần xuống đến nhiều vùng tại Nam Bộ.
Và đến năm 1779 thì dưới thời chúa Nguyễn Ánh toàn Nam Bộ đã trở thành khu vực của phủ Gia Định lúc bấy giờ. Nước Chân Lạp khi ấy chỉ còn tiếp quản Sóc Trăng và Trà Vinh, cho đến 1835 cũng được sát nhập vào lãnh thổ nước Việt. Sau đó là quá trình chúa Nguyễn cho dân và quân đi khai phá khắp Nam Bộ.
Đây là thời gian mà các dân tộc người Việt, Hoa, Khmer, Chăm lần lượt tiến sâu vào vùng đất Tây Nam Bộ để khai khẩn đất đai, sinh sống và tạo nên các đô thị sầm uất. Trở thành nơi dung hợp nhiều nền văn hóa lại với nhau.
Thời Pháp xâm lược khu vực Nam Bộ
Năm 1867, Thực dân Pháp chiếm hoàn toàn Nam Kỳ lục tỉnh và bắt đầu chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính là Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc và Sài Gòn kèm theo đó là 19 hạt. Đây được xem là bước đầu hình thành diện mạo của các tỉnh thành Tây Nam Bộ.
- Các tỉnh miền Đông: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Biên Hòa
- Các tỉnh miền Trung Nam Kỳ: Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Tân An, Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh.
- Các tỉnh miền Tây Nam Kỳ: Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Dần trong khoảng thời gian Pháp thuộc khu vực này cũng chịu các ảnh hưởng từ nền văn hóa phương Tây tạo nên sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau cho vùng đất Nam Bộ.
Những sự thay đổi của Tây Nam Bộ từ giai đoạn hình thành nước Việt Nam đến nay
Trải qua quá trình giải phóng miền Nam, hình thành nên nước Việt Nam Cộng hòa, thống nhất đất nước thì thì đã trải qua nhiều giai đoạn phân chia lại các tỉnh thành phố cho khu vực Nam Bộ. Cho đến bây giờ tại Nam Bộ có tổng cộng 19 tỉnh thành phố với 5 tỉnh, 1 thành phố ở Đông Nam Bộ và 12 tỉnh, 1 thành phố ở Tây Nam Bộ.
Nổi tiếng khắp cả nước nhờ vào ngành nông nghiệp trồng lúa, dòng sông Cửu Long và vựa trái cây đặc trưng cho từng tỉnh thành ở Tây Nam Bộ.
Cùng khó lòng mà bỏ qua được vô số danh lam thắng cảnh đặc sắc từ cảnh đẹp thiên nhiên (Vũng Tàu, Tràm Chim, Hà Tiên, Côn Đảo..), công trình văn hóa tôn giáo (Chùa Kiến An Cung, chùa Tây An, Tòa Thánh Tây Ninh,..) cho đến những địa điểm mang nhiều dấu ấn lịch sử, trở thành di tích (địa đạo Củ Chi, Chợ Bến Thành,..).
Vậy là chúng ta đã đi qua tổng quan bao quát lịch sử hình thành miền Tây Nam Bộ với nhiều sự kiện nổi bật. Hy vọng qua đó giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về Tây Nam Bộ, một vùng miền nằm cuối cùng đất nước Việt Nam.