Đến với mảnh đất Quảng Ninh du khách không chỉ bị xao xuyến bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn vô cùng ấn tượng hệ thống chùa chiền ở đây. Một trong số đó chắc chắn phải kể đến Chùa Ba Vàng – ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất tại Việt Nam. Hôm nay các bạn hãy cùng Didaucogi.com đi tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa độc đáo này nhé!
1. Đôi nét về Chùa Ba Vàng
1.1. Giới thiệu chung về Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh (hay còn được gọi với cái tên khác là Bảo Quang Tự) tọa lạc tại lưng chừng núi Thành Đằng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một vị trí vô cùng đẹp khi nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển, bao quanh là cảnh núi non hùng vĩ, phía trước có con sông Bạch Đằng dài, phía sau thì tựa lưng vào núi, còn hai bên là rừng thông xanh tươi bát ngát của núi Thanh Long và Bạch Hổ.
Trụ trì của Chùa Ba Vàng là Đại Đức Thích Trúc Thái Minh. Ngôi chùa này được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất nhì ở khu vực miền Bắc với hàng nghìn Phật tử tề tựu về đây để học tập, sinh hoạt cũng bái. Mỗi khi đến với Chùa Ba Vàng du khách sẽ như được rũ bỏ những phiền muộn trong cuộc sống, tìm đến sự thanh tịnh trong tâm hồn và cảm nhận thêm nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
1.2. Lịch sử hình thành Chùa Ba Vàng
Theo nhiều ghi chép, Chùa Ba Vàng Quảng Ninh được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều của vua Lê Dụ Tông.
Tuy nhiên do phải trải qua thời gian chịu sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh nên ngôi chùa đã trở thành phế tích. Mãi đến năm 1988, ngôi chùa mới được tôn tạo và trùng tu lại. Đến năm 1993, Chùa Ba Vàng chính thức được xây dựng lại. Các di vật của chùa sót lại rất ít, chỉ còn một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và một vài viên tảng kê chân cột.
Vào tháng 1 năm 2011, với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập, tu dưỡng của các tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp Chùa Ba Vàng đã được khởi công xây dựng với quy mô lớn. Sau đợt tổng xây dựng, ngôi chùa đã trở nên khang trang và đẹp đẽ hơn rất nhiều. Thậm chí đến ngày nay đã trở thành một trong những địa điểm vô cùng thu hút khách du lịch tại Quảng Ninh.
Chùa Ba Vàng thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Bên trong ngôi chùa có chứa nhiều pho tượng làm bằng gỗ như: Quan âm bồ tát, Phật A Di Đà, Tam Thế, Tam Bảo, Ông Thiện, Ông Ác,….
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2014, ngôi chùa đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam vinh danh là ngôi chùa có khu vực chính điện trên núi lớn nhất tại Việt Nam.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Ba Vàng
2.1. Chùa Ba Vàng ở đâu?
Chùa Ba Vàng tọa lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, ngọn núi này thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 400m về phía Tây nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Hàng năm ngôi chùa này thu hút hàng nghìn tăng ni phật tử đến sinh hoạt cúng bái cùng với một lượng lớn khách du khách đến ghé thăm
Đứng tại ngôi Chùa Ba Vàng, các bạn sẽ nhìn thấy biển Đồ Sơn xinh xắn. Nhìn từ trên cao xuống, ngôi chùa hiện lên như một quần thể sinh thái đa dạng, có hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên đất, nước, đá.
2.2. Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Ba Vàng
Du khách có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện và nhiều tuyến đường khác nhau để di chuyển đến Chùa Ba Vàng Quảng Ninh. Dưới đây là 2 cách mà Ticovilla.com giới thiệu đến để các bạn tham khảo.
Phương tiện công cộng: Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội thì các bạn có thể thoải mái lựa chọn các tuyến xe chạy từ Hà Nội đến Uông Bí bởi đa phần các bến đều có tuyến này. Ví dụ như: bến xe Yên Nghĩa, bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm,…. Sau khi đã dừng chân ở thành phố Uông Bí, các bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến Chùa Ba Vàng.
Phương tiện cá nhân: Phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô hẳn sẽ là một lựa chọn vô cùng hợp lý cho những ai đam mê phượt. Về lộ trình đi, các bạn đi cầu Chương Dương, sau đó đi qua Bắc Ninh và di chuyển vào Quốc Lộ 18 là đã đến được thành phố Uông Bí. Trung tâm thành phố cách Chùa Ba Vàng khoảng 400m, nên các bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nơi bằng việc hỏi thăm người dân địa phương và tra Google map.
3. Giá vé vào tham quan Chùa Ba Vàng
Đối với trẻ em giá vé cáp treo lên Chùa Ba Vàng khứ hồi 2 tuyến là 200.000 VNĐ, khứ hồi 120.000 VNĐ và một chiều là 80.000 VNĐ.
Đối với người lớn giá vé cáp treo khứ hồi 2 tuyến là 280.000 VNĐ, khứ hồi 180.000 VNĐ và một chiều là 100.000 VNĐ.
4. Chùa Ba Vàng có gì đặc sắc?
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh sở hữu lối kiến trúc vô cùng đặc sắc. Đây được xem là nét tiêu biểu cho một ngôi chùa Bắc Bộ truyền thống. Hệ thống công trình gồm có: cổng tam quan, 3 gian bái đường, 1 khu hậu cung, 1 khu chính điện và nhiều công trình phụ nổi bật khác.
4.1. Nét đặc sắc trong kiến trúc chùa Ba Vàng
4.1.1. Khu chính điện
Khu chính điện mang tên “ Đại Hùng Bảo Điện” gồm có 2 tầng. Với diện tích khổng lồ, khu chính điện của Chùa Ba Vàng đã xác lập kỷ lục khu chính điện lớn nhất tại Việt Nam. Khi đặt chân đến chùa tù cổng tam quan nhìn vào, các bạn sẽ thấy khu chính điện Đại Hùng Bảo Điện hiện lên với phần mái cong vút, trên các đường viền là hình rồng phượng được chạm khắc điêu luyện và vô cùng tỉ mỉ.
Trước mặt của khu chính điện là hồ nước trong vắt. Ở giữa là một đài sen bên trong có đặt một hình mô phỏng lại hình ảnh của Chùa Một Cột.
Đi vào bên trong khu chính điện, các bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh và vô cùng linh thiêng. Đây chính là nơi các tăng ni, Phật tử, các du khách đến để nghe thuyết giảng, dâng hương cầu bình an, may mắn, tài lộc cho bản thân, gia đình và bạn bè.
4.1.2. Các bức tượng độc đáo
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh sở hữu một hệ thống các bức tượng lớn nhỏ khác nhau với lối thiết kế vô cùng độc đáo. Các bức tượng đều mang những giá trị kiến trúc và tâm linh vô cùng to lớn và sâu sắc.
Nhắc đến các bức tượng, đương nhiên phải kế đến đầu tiên chính là bức tượng Phật A Di Đà. Bức tượng này được làm bằng gỗ tự nhiên, to và đẹp nhất tại khu vực phía Bắc.
Tiếp đến là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng này được làm bằng chất liệu đá hoa cương, có chiều cao 10,8m. Tượng được đặt trên đài hoa sen cao 2,8m, tổng thể trọng lượng là 80 tấn. Dưới bàn tay của những nghệ nhân chế tác đá lành nghề pho tượng được chạm khắc một cách vô cùng tinh tế và sắc sảo.
Ngoài 2 pho tượng trên đây, Chùa Ba Vàng còn nhiều pho tượng quý khác như: tượng Quan Âm, tượng Tam Thế,…..
4.1.3. Giếng nước khổng lồ
Giếng nước ở Chùa Ba Vàng là một giếng nước khổng lồ, có làn nước trong vắt, mát lạnh. Giếng nước này không bao giờ cạn nước.
Giếng nước trong chùa này gắn liền với một truyền thuyết dân gian được lưu truyền khắp nơi. Truyền thuyết kể rằng ai uống được một nước trong giếng sẽ có sức khỏe lâu dài, cuộc đời viên mãn. Cũng có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết này mà hàng năm có rất nhiều du khách muốn đến Chùa Ba Vàng để uống được một ngụm nước giếng và mong cầu những điều ước được trở thành hiện thực.
4.14. Lầu Chuông – Lầu Trống
Nằm bên cạnh hồ nước là khu lầu Chuông – lầu Trống. Không gian ở khu này vô cùng rất tĩnh lanh, thanh bình mà cũng không kém phần uy nghi. Từng họa tiết của khu đều được trang trí vô cùng tỉ mỉ và bắt mắt. Đặc biệt là tổng thể chung trong thiết kế đều hài hòa thống nhất với nhau, phù hợp được những quan niệm tốt đẹp của giáo lý nhà Phật.
4.2. Chiêm bái cảnh chùa
Với địa thế nằn ở lưng chừng núi Thành Đẳng, phía trước có sông Bạch Đằng, phía sau là núi đá, còn hai bên có rừng thông bát ngát khiến cảnh chùa hiện lên như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Bên trong khuôn viên của Chùa Ba Vàng có hồ sen, giếng nước, thảm cỏ xanh, những khóm hoa đầy màu sắc, những hàng cây cổ thụ xanh rì,…. giúp quang cảnh hiện lên thêm phần đẹp hơn và không khí cũng thoáng đãng, trong lành hơn rất nhiều. Khi đến với chùa du khách sẽ có cơ hội để bái Phật, tham quan cảnh chùa và tận hưởng những phút giây bình yên không có sự vướng bận trong tâm hồn.
4.3. Lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo
4.3.1. Lễ hội khai xuân Chùa Ba Vàng
Bước vào thời điểm tháng Giêng Âm lịch là thời điểm mà người Việt đi du xuân, Chùa Ba Vàng Quảng Ninh cùng hòa chung vào không khí đó bằng cách cứ vào mùng 8 tháng Giêng Âm Lịch sẽ tổ chức lễ hội khai xuân. Đây là một lễ hội đặc sắc với rất nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc dành cho các Tăng ni, Phật tử và du khách ở khắp bốn phương.
Ghé thăm chùa vào lễ hội khai xuân du khách sẽ có cơ hội hòa vào dòng người để lên núi Thành Đẳng dâng hương, dâng lễ vật cầu bình an, kết duyên cùng với Tam bảo và lắng nghe lời dạy chỉ bảo răn đe của Đức Phật.
4.3.2. Đại lễ Phật đản
Đại lễ Phật đản là một trong những sự kiện vô cùng quan trọng và có quy mô lớn nhất tại Chùa Ba Vàng. Đại lễ Phật đản sẽ được diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm. Đại lễ được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày ra đời của đấng Toàn Giác. Đây là dịp để các đệ tử nhà Phật về tụ hội cùng nhau và thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật.
4.3.3. Đại lễ phát Bồ đề tâm và cầu siêu vong linh thai nhi
Nhân ngày vía Đức Bồ Tát Quan Âm (ngày 19 tháng 6 Âm lịch) Chùa Ba Vàng có tổ chức Đại lễ phát Bồ đề tâm và cầu siêu vong linh thai nhi. Khi sự kiện này diễn ra các tăng ni, Phật tử khắp mọi sẽ được phát luyện tu thành và phát đại tâm để nhanh tu thành chính quả.
4.3.4. Đại lễ Vu Lan báo hiếu
Một sự kiện cũng vô cùng quan trọng khác chính là đại lễ Vu Lan. Đại lễ Vu Lan báo hiếu hẳn không còn xa lạ gì với các bạn nữa đúng không nào. Mỗi lần tổ chức đại lễ đều thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương cùng du khách gần xa. Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa để dâng lễ như một cách thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đấng sinh thành của mình.
4.3.5. Lễ hội Hoa Cúc
Lễ hội Hoa Cúc được Chùa Ba Vàng tổ chức 3 năm một lần vào ngày 9 tháng 9 Âm lịch. Lễ hội diễn ra du khách sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động mang nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta. Qua đó lễ hội muốn gửi gắm mỗi cá nhân đến vẻ đẹp của chân – thiện – mỹ.
4.4. Khóa tu mùa hè
Ngoài những lễ hội đặc sắc kể trên, Chùa Ba Vàng còn thường xuyên tổ chức các khóa tu mùa hè. Đối tượng hướng tới là các bạn trẻ như: người đã ra trường, sinh viên đại học, học sinh cấp 3,…
Khi tham gia vào các khóa tu, các bạn trẻ sẽ được sinh hoạt chung tại khu vực Đại Giảng đường. Ngoài việc được lắng nghe những bài học từ nhà sư trụ trì, các bạn còn được trải nghiệm các hoạt động như xây dựng, hoàn thiện nhân cách, ngồi thiền, chơi các trò chơi giao lưu và tham gia vào các hoạt động ngoài trời bổ ích khác nữa…
5. Các hoạt động thú vị mà các bạn nên thử tại Chùa Ba Vàng
5.1. Sắm lễ và dâng hương
Đương nhiên hoạt động đầu tiên và vô cùng ý nghĩa mà các bạn không nên bỏ qua khi đến Chùa Ba Vàng là sắm lễ và dâng hương. Ở chùa không chỉ có nhiều tăng ni phật tử mà còn thu hút đông đảo du khách đến để cầu nguyện, xin phước lành, dâng lễ hoặc tham gia các hoạt động sám nguyện,……
5.2. Chụp ảnh lưu niệm
Để ghi lại một trải nghiệm dài tại chùa các bạn cũng đừng quên chụp ảnh lưu niệm. Chùa cũng rất tạo điều kiện cho du khách khi có khuôn viên rộng lớn để thỏa sức ngắm cảnh và thư giãn. Nhưng một lưu ý nhỏ là các bạn chỉ chụp ảnh tại nơi cho phép và tránh gây ồn ào nơi thờ Phật linh thiêng nha.
6. Thời điểm thích hợp để đi du lịch Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh luôn chào đón các bạn mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên nếu các bạn muốn tìm hiểu và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa tại đây thì hãy tham khảo một số thời gian mà Ticovilla.com cung cấp ở dưới đây nhé!
- Mùng 8 tháng Giêng âm lịch: Thời điểm mà các ngôi chùa tổ chức nhiều lễ hội, và Chùa Ba Vàng cũng không phải là ngoại lệ. Cứ vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm chùa sẽ tổ chức lễ hội khai xuân với rất nhiều hoạt động thú vị. Thời điểm này hẳn các bạn cũng đang có nhiều thời gian để đi du lịch đúng không nào.
- Mùng 9/9 Âm lịch hàng năm: Khi những đóa hoa cúc bắt đầu khoe sắc cũng là khi Lễ hội hoa cúc được tổ chức tại Chùa Ba Vàng. Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác là Tết Trùng Dương hoặc Tết Trùng Cửu. Chỉ nhìn vào ý nghĩa mà hoa cúc mang lại là các bạn đã có thể phần nào biết được tầm quan trọng của ngày lễ này. Hoa cúc mang đến ý nghĩa về sức khỏe, sự trường thọ, nét đẹp văn hóa và đời sống. Ngoài ra loài hoa cúc cũng chính là biểu tượng cho văn hóa thời Trần, một hình tượng gắn liền với phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Ghé thăm chùa vào dịp lễ Tết để du xuân và cùng cầu bình an, sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình của mình.
- Hầu như trong các tháng Chùa cũng đều tổ chức các khóa tu cho các bạn trẻ để các bạn có thể hình thành một nhân cách tốt cũng như có nền tảng tâm lý vững vàng trong cuộc sống.
7. Ăn gì khu du lịch Chùa Ba Vàng
Đến với Chùa Ba Vàng nói riêng và mảnh đất Quảng Ninh nói chung các bạn đừng quên thưởng thức những món ăn vô cùng đặc sắc ở đây nhé!
7.1. Chả mực Hạ Long
Chả mực Hạ Long là một món đặc sản được rất nhiều du khách yêu thích. Chả mực được làm từ mực tươi nguyên chất vô cùng tươi ngon. Sau khi sơ chế sạch sẽ người ta sẽ đem giã nhuyễn mực ra. Do làm bằng hình thức thủ công nên món chả vô cùng thơm ngon, dai dai và rất đậm vị. Các bạn có thể thưởng thức chả mực cùng với nhiều món khác như bún, phở hoặc là bánh cuốn, đều vô cùng ngon và lạ.
7.2. Rượu mơ Yên Tử
Rượu mơ Yên Tử là thức uống đã vang danh khắp nơi khi có một hương vị rất riêng và đặc biệt. Nó mang đến một chút sự nồng đượm, chếnh choáng nhẹ. Sẽ vô cùng tuyệt vời khi được thưởng thức rượu mơ này trong tiết trời se lạnh.
Đặc biệt các rượu mơ còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như làm ấm cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi và cung cấp dinh dưỡng cho đường ruột, hệ tiêu hóa,…..Đây cũng sẽ là một món quà tặng tuyệt vời cho người thân của các bạn đấy.
7.3. Con ngán
Chắc hẳn nhiều bạn vẫn chưa biết đến con vật này đúng không nào? Đây là một con vật vô cùng thân quen với người dân địa phương và những tín đồ du lịch Quảng Ninh. Nó có hình dạng trông giống như con ngao nhưng phần thịt thì chắc và ngọt hơn con ngao nhiều. Con ngán có thể được dùng để nấu lẩu, nấu canh, nướng mỡ,….giúp món ăn của bạn ngọt thanh và ngon hơn rất nhiều.
7.4. Nem chua, nem chạo
Nem chua – cái tên này hẳn đã quen thuộc với chúng ta. Nhưng điều đặc biệt là nem chua, nem chạo ở đây khác với những địa phương khác từ nguyên liệu cho đến hương vị. Nem được làm bằng từ bì lợn thái nhỏ và phần thính được làm từ đậu xanh xay nhuyễn thay cho gạo rang hoặc ngô rang nên mang lại một hương vị vô cùng đặc trưng.
7.5. Bánh gật gù
Bánh gật gù là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Tiên Yên. Nghe đến cái tên là các bạn hẳn đã nghĩ ngay đến hình ảnh gật gù khen ngon rồi đúng không nào. Bánh được làm bằng bột gạo pha loãng sau đó đi tráng trên nồi hấp. Bánh được cuộn tròn như phở nhưng mềm và dai hơn một chút. Được thưởng thức bánh đang còn nóng hổi cùng với phần nước chấm là chuẩn bài.
8. Gợi ý một số địa điểm lưu trú khi du lịch Chùa Ba Vàng
8.1. Vinpearl Hạ Long
Vinpearl Hạ Long là một trong những quần thể nghỉ dưỡng chuẩn 5 sao chất lượng bật nhất tại Quảng Ninh mà du khách nên tham khảo.
Khu nghỉ dưỡng có lối kiến trúc kiểu Pháp vô cùng nguy nga và tráng lệ. Không gian nghỉ dưỡng ở đây không chỉ toát lên vẻ đẹp sang trọng mà còn mang đến nét trữ tình, bình yên đến lạ. Khách sạn VinPearl Hạ Long có hệ thống 384 phòng nghỉ với đa dạng nhiều kiểu dáng thiết kế, kích cỡ cho du khách lựa chọn. Dịch vụ và tiện nghi bên trong thì đạt chuẩn 5 sao nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Hotline: 0943 333 333
8.2. FLC Hạ Long
FLC Hạ Long sở hữu vị trí vô cùng đắc địa khi nằm gần Vịnh Hạ Long. Tại FLC Hạ Long các bạn sẽ nhìn thấy trực diện một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Quần thể nghỉ dưỡng 5 sao này hòa quyện giữa nét đẹp của thiết kế phương Tây và nét đẹp văn hóa truyền thống Á Đông.
FLC Hạ Long có cung cấp hệ thống 649 phòng nghỉ với đầy đủ tiện nghi cao cấp. Ngoài ra còn phức hợp với dịch vụ nhà hàng, sân golf 18 lỗ và các tiện ích giải trí hàng đầu vô cùng hiện đại.
Hotline: 098 247 9999
9. Review của du khách về Chùa Ba Vàng
Nhờ những nét đẹp trong kiến trúc, thường xuyên có nhiều lễ hội đặc sắc mà Chùa Ba Vàng đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía du khách. Các bạn có thể tham khảo một số nhận xét dưới đây:
Anh Đặng Hoàng Anh chia sẻ rằng: “Chùa Ba Vàng thực sự là một địa điểm cầu an ngoạn mục. Đó là khung cảnh rộng lớn và đẹp. Nó khá an toàn, không có quầy hàng lưu niệm và các tệ nạn như ăn xin, móc túi, chặt chém du khách.”
Anh Hoàng Tuấn Anh nhận xét: “Một ngôi chùa lớn với cảnh quan tuyệt vời, tầm nhìn tuyệt vời, sân trong rộng rãi, cung điện lớn khổng lồ nhiều công trình xây dựng, nhất định phải xem kiến trúc của Phật giáo.”
10. Một vài kinh nghiệm khi du lịch Chùa Ba Vàng
- Trang phục: Chùa Ba Vàng là chốn linh thiêng nên các bạn cần phải mặc những bộ trang phục nhã nhặn, lịch sự. Các bạn nữ cũng nên lựa chọn đi những đôi giày bệt thay vì giày cao gót vì đường di chuyển tương đối dốc
- Vật dụng cá nhân: Nếu muốn ghi lại những phút giây đẹp đẽ thì đừng quên mang theo máy ảnh, điện thoại,…. nhé!
- Sắm lễ bái và dâng lễ: các bạn cần sắm lễ chay để dâng lên ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông. Lưu ý không dâng lên Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Phật.
- Tham quan: cần giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi và khi tham quan cần giữ trật tự, đi nhẹ, nói khẽ.
- Mua sắm: Các bạn nên tham khảo kỹ giá trước khi mua để tránh bị chặt chém giá nhé!
Như vậy Didaucogi.com đã đồng hành và chia sẻ đến các bạn những thông tin chính về Chùa Ba Vàng. Hy vọng đây đều là những thông tin mà các bạn đang muốn tìm kiếm và sẽ hữu ích cho chuyến đi sắp tới của các bạn đến với Chùa Ba Vàng. Nếu còn thắc mắc gì thì các bạn đừng quên để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp để được chúng tôi giải đáp nhé!