Chùa Hang Hà Tiên | Điểm đến du lịch thú vị ở Kiên Giang

Tại nước ta có khoảng tầm 5 ngôi chùa đều mang tên là chùa Hang ở các tỉnh thành, vùng miền khác nhau. Mỗi ngôi chùa đều sở hữu cho mình một nét đẹp độc đáo riêng. Hôm nay Khám phá Việt Nam và bạn sẽ cùng nhau dừng chân tại tỉnh Kiên Giang để thử trải nghiệm khám phá ngôi chùa Hang Hà Tiên để xem thử “Phật động” này sở hữu những điều gì hấp dẫn mà lại thu hút đông đảo du khách tứ xứ đổ về tham quan, cúng bái lễ Phật đến như vậy.

Tổng quan về chùa Hang Hà Tiên

Chùa Hang Hà Tiên hay còn biết đến là chùa Hải Sơn Tự. Ngôi chùa này còn được biết đến như là một “Phật động” vì vị trí địa của ngôi chùa nằm ở trong hang động ở núi An Hải Sơn thuộc khu du lịch Hòn Phụ Tử, Hà Tiên, Kiên Giang. Ngôi chùa Hang Kiên Giang vừa khoác lên mình vẻ trang nghiêm, tĩnh lặng mà đồng thời cũng có một không gian rất gần gũi với thiên nhiên, cảnh sắc tươi đẹp hữu tình.

Do quá trình hàng nghìn năm bị xâm thực nên từ phần hang động của ngôi chùa đã xuất hiện một con đường thông ra biển rất độc đáo. Ngôi chùa đặc biệt này đã được công nhận là một trong dố các di tích và tài nguyên lớn ở nước ta cần được gìn giữ và bảo tồn.

Chùa Hang Hà Tiên – Khám phá điểm đến thú vị tại Kiên Giang

Chùa Hang còn gắn liền với rất nhiều câu chuyện cổ tích được truyền từ đời này sang đời khác mang rất nhiều nét huyền bí khiến cho nơi đây trở thành một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn mà du khách gần xa đều muốn ghé đến tìm hiểu, tham quan lễ Phật.

Giới thiệu về lịch sử hình thành chùa Hang

Vào những năm thuộc thế kỷ thứ 18 thì hang động sử dụng xây dựng chùa Hang Hà Tiên bây giờ đã được các nhà sư Thái Lan cùng các ngư dân sinh sống xung quanh phát hiện ra, quyết định đến khai hoang lập nghiệp. Các nhà sư cũng lấy địa điểm này để bắt đầu lập nên chùa nhằm mục đích tu tập

Đến năm 1771 thì quân Xiêm sang nước ta xâm lược và đến năm 1774 thì phải rút quân về nước, các nhà sư lúc này cũng phải theo về khiến cho ngôi chùa gần như đã bị bỏ hoang trong một khoảng thời gian rất dài. Đến mãi về sau thì người dân sinh sống tại đây mới quyết định thỉnh một nhà sư người Khmer đến chùa để trụ trì. Các vị sư người Khmer sau đó cũng đã xây dựng thêm một cái am ở phía bên ngoài của ngôi chùa cũ không xa và đặt tên cho nó là chùa Thái Lan

Giai đoạn năm 1800 thì 2 người anh em nhà họ Võ là Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa đã đến đây và trùng tu lại cho ngôi chùa và đặt tên cho chìa là Chùa Hang và được gọi cho đến tận ngày nay. Ngôi chùa qua nhiều đời trụ trì đã thực hiện không ít đợt trùng tu và đặt biệt là vào năm 1962 được biết là đợt đại trùng tu của chùa Hang, để ngôi chùa có dáng vẻ như hiện tại

Lịch sử hình thành chùa Hang

 

Điểm qua các đời trụ trì của chùa Hang Hà Tiên Kiên Giang như sau:

  • Vị trụ trì người Việt kế tục sau đó là nhà sư Thiện Tông.
  • Sau khi hòa thượng Thiện Tôn viên tịch thì hòa thượng Thượng Tố lên làm trụ trì của chùa vào năm 1920.
  • Hòa thượng Chí tiếp nối trở thành trụ trì chùa Hang Hà Tiên trong giai đoạn từ 1939 – 1944.
  • Năm 1953 thì người dân địa phương vùng Hà Tiên, Kiên Giang đã mời một sư cô về giúp chùa Hang trông lo các việc liên quan đến Phật sự. Vị sư cô này thường được gọi là Cô Sáu.
  • Sau khi sư cô Sáu viên tịch năm 1975 thì vị trụ trì tiếp theo của chùa là nhà sư Thiện Hóa.
  • Đến giai đoạn 1999 – 2002 thì Đại đức Thích Minh Hải là người đã trụ trì chùa Hang.
  • Và đến ngày nay thì do Đại đức Thích Minh Nhẫn làm trụ trì của chùa.

Hướng dẫn đường di chuyển đến tham quan chùa Hang Kiên Giang

Hướng dẫn đường di chuyển đến tham quan chùa Hang Kiên Giang

Chùa Hang nằm ở tại khu vực địa lý thuộc xã An Bình, thị xã Kiên Lương, Kiên Giang. Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng này nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá tầm khoảng 70km và cách trung tâm Hà Tiên tầm 38km. Khách du lịch muốn di chuyển đến chùa Hang Hà Tiên tham quan có thể lựa chọn đi theo 2 con đường là:

  • Đi từ Tp Hồ Chí Minh đến thành phố Rạch Giá sau đó men theo đường quốc lộ 80 đi tầm 50km thì rẽ trái. Tiếp tục chạy thêm 20km nữa sẽ thấy khu du lịch Hòn Phụ Tử.
  • Hay cũng có thể chọn lựa đi theo con đường để đến Hà Tiên sau đó tiếp tục chạy theo đường quốc lộ 80 đến Kiên Lương. Chạy qua khu vực cảng Hòn Chông một đoạn ngắn là sẽ đến khu du lịch Hòn Phụ Tử.

Trải nghiệm khám phá chùa Hang Hà Tiên

Vẻ đẹp bên trong của ngôi chùa

Chùa Hang thực chất là một hang động núi đá vôi nằm tại tại trung tâm của hang sâu tầm 40m. Đi đến đây bạn sẽ cảm nhận được gần như ánh sáng vào hang rất thưa thớt, tạo một cảm giác huyền ảo cho người tham quan. Đặt tay sờ vào phần thạch nhũ đá vôi trong hang sẽ nghe thấy âm thanh ngân vang lên tựa như tiếng chuông chùa nên người ta còn gọi những thạch nhũ đá vôi trong chùa Hang là đá chuông.

Từ phần cổng chính của chùa Hang đi dần vào bên trong thì bạn sẽ được trông thấy một bức tượng Phật Di Lặc bằng đá non nước rất lớn, nặng lên đến 22 tấn. Đi sâu vào tham quan chính điện của chùa còn có thêm 2 bức tượng Phật Thích Ca có kích thước cao hơn 2m.

Theo như sư trụ trì của chùa Hang Hà Tiên cho biết thì 2 bức tượng này có phần bên trong rỗng nên khi để tay gõ vào thành tượng sẽ nghe thấy những âm thanh ngân lên. Đến chùa bạn sẽ không thể thấy có quá nhiều lễ vật thờ phụng hay đèn trang trí rực rỡ như nhiều ngôi chùa khác mà chỉ là sự mộc mạc, đơn sơ tuy nhiên vẫn toát được vẻ tôn nghiêm, linh liêng cho ngôi chùa.

Vẻ đẹp bên trong của ngôi chùa Hang ở Hà tiên
Vẻ đẹp bên trong của ngôi chùa Hang ở Hà tiên

Trong hang động du khách còn có thể ghé đến tham quan lễ Phật ở phần Hang Kim Cương – được xem là con đường dẫn lên trời hay đến hang Phật Ngủ có bức tượng Phật nằm đẹp mắt

Đi từ chùa thêm khoảng tầm 60m nữa thì bạn sẽ được thấy biển và hình ảnh hòn Phụ Tử hùng vĩ phía xa xa, Vòng qua sau giáp núi chùa Hang thì bạn sẽ thấy được hình ảnh nơi thờ Đàn Dược Sư 49 vị Phật.

Lễ hội nổi bật trong năm ở chùa Hang

Tại chùa Hang Hà Tiên vào mỗi dịp 8/4 – 15/4 âm lịch sẽ thường tổ chức lễ hội lớn thu hút rất đông người du khách phương xa, các Phật tử ghé đến cúng bái lễ Phật.

Khám phá hòn Phụ Tử ở chùa Hang Kiên Giang

Từ phần cửa hang động bạn có thể đi xuyên qua để đến khám phá hòn Phụ Tử. Với hình ảnh 2 khối đá dính vào nhau đang đứng trên mộ bệ đá lớn có chiều cao khoảng 5m so với mặt nước biển. Hình ảnh 2 khối đá nghiêng nghiên hướng về cùng một chiều tạo thành hình ảnh cha con đang đứng sát nhau, quấn quýt trông ra biển khơi rất hùng vĩ và đẹp mắt.

Khám phá hòn Phụ Tử ở chùa Hang Kiên Giang

Lưu ý khi lựa chọn tham quan chùa Hang ở Hà Tiên

  • Địa điểm này rất thích hợp tham quan khám phá trong ngày nên bạn có thể dễ dàng sắp xếp lịch trình cho phù hợp
  • Khi đến chùa Hang ở Hà Tiên nên chú ý trang phục cần ăn mặc lịch sự, nhã nhặn
  • Không mang quá nhiều đồ ăn vào tham quan chùa, chỉ nên mang theo nước uống và một số đồ ăn vặt nhẹ nhàng
  • Khi tham quan nên chú ý không tác động xấu đến các phần đá vôi bên trong hang động hay tự ý chạm vào những đồ vật có trong chùa Hang mà không được cho phép
  • Tránh xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa và hang động
  • Không nên đùa giỡn, nói chuyện lớn tiếng khi đến chùa Hang Hà Tiên tham quan lễ Phật gây ảnh hưởng đến những người xung quanh

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến chùa Hang Hà Tiên Kiên Giang, hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm cho mình một điểm đến thú vị và nhiều trải nghiệm khó quên cho cuộc hành trình du lịch khám phá của mình.

Bài viết liên quan