Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam, thờ ai, có những gì?

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam – địa điểm du lịch tâm linh từ trước đến nay vẫn luôn nhận được sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử từ khắp nơi trên cả nước. Hôm nay, Khám phá Việt Nam  chia sẻ kinh nghiệm du lịch tại ngôi chùa được mệnh danh “Hạ Long trên cạn” và lớn nhất thế giới này. 

Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam - chốn bình yên lý tưởng mỗi khi muốn rời xa thành phố ồn ào
Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam – chốn bình yên lý tưởng mỗi khi muốn rời xa thành phố ồn ào (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1. Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam, thờ ai?

Quần thể chùa Tam Chúc – Hà Nam tọa lạc tại xã Ba Sao, huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam, cách khoảng 70km từ Hà Nội, 30km từ chùa Bái Đính (Ninh Bình), nơi đây được coi là ngôi chùa lớn nhất trên thế giới.

Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam lại được nhiều quan tâm trong thời gian gần đây 
Chùa Tam Chúc ở đâu Hà Nam lại được nhiều quan tâm trong thời gian gần đây

Chùa Tam Chúc thờ ai – đó là các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Nguyễn Minh Không, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hòa thượng Thích Thanh Tứ,…các vị quốc sư có công phát triển trong nền Phật giáo Việt Nam.

  • Địa chỉ tại: xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam
  • Giá vé: 0 đồng 

2. Chùa Tam Chúc Hà Nam nên đến vào mùa nào đẹp nhất?

Thời điểm tham quan du lịch chùa Tam Chúc ở Hà Nam đẹp nhất là đi vào mùa xuân, bởi ở những tháng đầu năm thì đây là thời điểm của mùa lễ hội, bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu lại rất mát mẻ, thêm vào đó, du khách có thể tham quan bái Phật, cầu mong bình an, tài lộc đầu năm.

Chùa Tam Chúc Hà Nam có phong cảnh rất đẹp vào mùa xuân
Chùa Tam Chúc Hà Nam có phong cảnh rất đẹp vào mùa xuân

Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn tham quan bái phật chùa Tam Chúc thì có thể đến vào bất cứ thời điểm nào.

3. Những phương tiện để di chuyển khi đến chùa Tam Chúc Hà Nam

Những phương tiện đi chùa Tam Chúc rất nhiều, bạn có thể lựa chọn nhiều cách đi khác nhau khi đến du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam thuận tiện nhất: 

  • Xe buýt: nếu đi từ Hà Nội có thể lựa chọn tuyến Hà Nội – Phủ Lý, đi từ từ bến xe Giáp Bát, giá vé khoảng 30.000 VNĐ/người/lượt.
  • Xe khách: Đây là phương tiện di chuyển nhanh nhất để đến chùa Tam Chúc, xe khách có thể chạy trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, chỉ mất khoảng 1 tiếng với giá 60.000 VNĐ/người.
  • Phương tiện cá nhân: du khách có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, từ Hà Nội đi quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng là đến chùa Tam Chúc. Tiền gửi xe: 5.000 VNĐ/xe.

5. Giá vé vào cổng khu du lịch Tam Chúc Hà Nam

Giá vé vào cổng KDL chùa Tam Chúc Hà Nam bao nhiêu là một trong những câu hỏi được nhiều du khách quan tâm, thực tế khi đến chùa Tam Chúc Hà Nam không mất vé vào cổng, nhưng du khách phải lựa chọn 1 trong 2 phương tiện di chuyển tham quan quần thể chùa bằng xe điện hoặc thuyền.

  • Đi xe điện: Giá vé khoảng: 90.000 VNĐ/vé/khứ hồi, xuất phát từ bến tới cổng tam quan Nội khoảng 5km và ngược lại. Sau đó, du khách có thể  đi bộ tham quan chùa.
  • Đi thuyền: Giá vé khoảng: 200.000 VNĐ/vé (thuyền thường); 240.000 VNĐ/vé (thuyền VIP), xuất phát từ bến thuyền đến cổng tam quan Nội và ngược lại. Nếu chọn di chuyển bằng thuyền, du khách có thể khám phá và chiêm ngưỡng các đảo nhỏ.
Khi tham quan du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, Du khách có thể lựa chọn phương tiện di chuyển xe điện hoặc thuyền.
Khi tham quan du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, Du khách có thể lựa chọn phương tiện di chuyển xe điện hoặc thuyền.
  • Địa chỉ tại: xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam
  • Giá vé: 0 đồng 

6. Chùa Tam Chúc ở Hà Nam có gì đẹp?

Khi đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị, bởi cảnh quan đa dạng, độc đáo. KDL chùa Tam Chúc Hà Nam có nhiều địa điểm hấp dẫn sau:

Nhà khách Thủy Đình

Nhà khách thuỷ Đình là nơi đầu tiên khi bạn du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam, check-in, mua vé di chuyển tham quan khám phá chùa Tam Chúc. Trong lúc chờ, du khách có thể chiêm ngưỡng nội thất, tranh của chùa, cảnh toàn khu du lịch tâm linh Tam Chúc tại đây. 

Tại nhà khách Thủy Đình, bạn có thể check-in, mua vé lên thuyền đến chùa Tam Chúc. 
Tại nhà khách Thủy Đình, bạn có thể check-in, mua vé lên thuyền đến chùa Tam Chúc.

Cổng tam Quan

Du khách muốn đến chùa, du khách cần phải đi qua cổng tam quan. Có 2 cổng là tam quan ngoại và tam quan nội, cổng được xây dựng vô cùng kiên cố và đồ sộ, hoa văn đặc sắc.

Hai bên cổng tam quan KDL chùa Tam Chúc có 2 con đường lớn để đi bộ lên chính điện chùa. 
Hai bên cổng tam quan KDL chùa Tam Chúc có 2 con đường lớn để đi bộ lên chính điện chùa.

Vườn cột kinh

Qua cổng tam quan đến điện Quan Âm là khu vực 32 cột Kinh, hay còn được gọi là “vườn cột kinh”.

Các cột kinh nặng gần 200 tấn, cao 14m, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Thiết kế chân cột có hình đài sen, thân lục giác, đỉnh hình nụ sen, đặc biệt là các hình điêu khắc thủ công lời Phật dạy, tạo nên những cột trụ hùng vĩ trước điện Quan Âm.

Các cột kinh phật trong KDL du lịch chùa Tam Chúc nặng 200 tấn (Ảnh Sưu tầm)
Các cột kinh phật trong KDL du lịch chùa Tam Chúc nặng 200 tấn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tam điện chùa Tam Chúc Hà Nam đầy tráng lệ

Du khách khi quan sát bản đồ chùa Tam Chúc có thể thấy 3 chính điện: Điện Quan Âm, Điện Tam Thế và Điện Pháp Chủ. Mỗi khu vực điện đều thờ phụng một vị Phật thiêng liêng. Điểm chung của 3 điện là đều có 4 bức phù điêu được tạc một cách thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa Indonesia.

Tam điện chùa Tam Chúc Hà Nam đầy tráng lệ (Ảnh: Sưu tầm)
Tam điện chùa Tam Chúc Hà Nam đầy tráng lệ (Ảnh: Sưu tầm)

Điện Pháp Chủ

Đây là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Điện Pháp Chủ gây ấn tượng nhất bởi tượng Phật nặng 150 tấn lớn nhất Đông Nam Á được tạc bằng đồng nguyên khối. Điện cao 31m, rộng 3000m2, mái cong với không gian thiết kế 2 tầng.

Pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á tại điện Pháp Chủ. (Nguồn ảnh Sưu tầm)
Pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á tại điện Pháp Chủ. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Điện Tam Thế

Được gọi là Điện Tam Thế vì ở đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Điện được  xây dựng có chiều cao 39m, sàn rộng đến 5000m2, kiến trúc vô cùng độc đáo với 12.000 bức phù điêu tạc từ đá núi lửa ở Indonesia.

Ba pho tượng Phật bằng đồng đen nặng 200 tấn tại điện Tam Thế Hà Nam. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ba pho tượng Phật bằng đồng đen nặng 200 tấn tại điện Tam Thế Hà Nam. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, ngoài sân trước của Điện Tam Thế, du khách sẽ được ngắm cây Bồ Đề 2125 năm tuổi, và chiếc vạc khổng lồ cao gần 4m bằng đồng đen, bên trên điêu khắc những danh lam thắng cảnh mang ý nghĩa tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam.

Điện Quan Âm

Đây là nơi thờ Phật nghìn mắt nghìn tay, Điện Quan Âm có khoảng sân rất rộng, không gian tĩnh mịch,  thoáng đãng, vươn tầm nhìn hướng đến vườn cột kinh. 

Ở chính diện trưng bày bức phù điêu nghìn mắt nghìn tay bằng đá núi lửa 
Ở chính diện trưng bày bức phù điêu nghìn mắt nghìn tay bằng đá núi lửa

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc tọa lạc giữa hồ nước rộng, nơi đây thờ Hoàng hậu nhà Đinh mang tên Dương Thị Nguyệt, đồng thời còn lưu giữ nhiều dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Ấn tượng ở Đình là mặt hồ có 6 đỉnh núi nhỏ nhô lên, bên dưới có nhiều động thực vật thiên nhiên sinh sống. Đến mùa hè, hoa sen trên mặt hồ nở rộ  tạo nên khung cảnh mặt hồ đẹp mê mẩn.

Đình Tam Chúc có một cây cầu zích zắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn nối qua chùa Tam Chúc. (Ảnh: Sưu tầm)
Đình Tam Chúc có một cây cầu zích zắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn nối qua chùa Tam Chúc. (Nguồn Ảnh: Sưu tầm)

Đàn tế trời chùa Ngọc 

Muốn đến Đàn tế trời chùa Ngọc, du khách phải đi qua khu vực Tam Điện chính, sau đó leo lên một đoạn khá xa. Chùa Ngọc được xây dựng hoàn toàn bằng đá granite đỏ, các phiến đá được xếp lên nhau chứ không dùng đến xi măng gì cả . 

Chùa Ngọc nặng gần 2000 tấn, đặt trên diện tích sàn 13m2, thờ tượng Phật bằng Hồng ngọc nặng trên 4 tấn. 
Chùa Ngọc nặng gần 2000 tấn, đặt trên diện tích sàn 13m2, thờ tượng Phật bằng Hồng ngọc nặng trên 4 tấn.

7. Kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc ở Hà Nam mà bạn nên biết

  • Quần thể KDL Tam Chúc Hà Nam với diện tích 4000ha nên bạn cần tham khảo bản đồ của chùa trước khi tham quan để tránh mất thời gian tìm đường hay lạc đường.
  • Chùa Tam Chúc mang tín ngưỡng  tâm linh, bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo và thoải mái để di chuyển. 
  • Du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam sẽ cần đi bộ nhiều nên các bạn nữ hạn chế sử dụng giày cao gót nhé.
  • Lưu ý: khách du lịch chùa Tam Chúc ở Hà Nam khi bước vào các điện thờ của chùa là đi từ cửa bên, không đi  vào cửa chính, không được dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua.
  • Một kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam nữa đó là du khách chỉ nên nên thắp hương tại đỉnh hương đặt ở bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa để tránh ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ dùng 1 nén nhang cắm vào bát hương, tuyệt đối không cắm hương vào tay tượng, đồ lễ phật hay các gốc cây.
Chùa Tam Chúc Hà Nam kiến trúc thiết kế độc đáo, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chùa Tam Chúc Hà Nam kiến trúc thiết kế độc đáo, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chùa Tam Chúc Hà Nam ở đâu – hành trình trải nghiệm du lịch thú vị, kết hợp hành hương bái Phật và chiêm ngưỡng kiến trúc, văn hóa đặc sắc tại ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Cảm ơn quý độc giả đã cùng Khám phá Việt Nam đi hết bài viết này, chúc bạn có một ngày thành công!

Bài viết liên quan