Chùa Vạn Phước Bến Tre| Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh miền Tây sông nước

Chùa Vạn Phước ở Bến Tre là một điểm đến tâm linh thu hút được nhiều du khách nhất hiện nay ở xứ dừa Bến Tre, rất nhiều du khách đã đến nơi đây dâng hương và tham quan Chùa Vạn Phước mỗi khi đi du lịch Bến Tre, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, tết.

Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng lớn và lối kiến ​​trúc  với thiết kế độc đáo đã lôi cuốn, thu hút du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn bồng lai giữa đầm lầy và những cánh đồng lúa, hoa cỏ dại khô cằn của đồng quê càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.

Chùa Vạn Phước dưới nhìn từ trên cao
Chùa Vạn Phước dưới nhìn từ trên cao

Cùng Đi đâu có gì theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin du lịch Chùa Vạn Phước Bến Tre

1. Chùa Vạn Phước ở đâu?

Khi đặt chân đến quê hương Đồng Khởi của xứ Dừa, là cái nôi của nền Phật giáo Việt Nam, chúng ta lại được hòa mình vào những hàng dừa xanh mát bạt ngàn và cảm nhận hương vị giải thoát của đạo Phật. Chùa tọa lạc ở một nơi xa của vùng quê thuộc ấp Bình Chiến, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, lại hiện hữu một ngôi chùa Vạn Phước đầy nét uy nghi, tráng lệ và cổ kín xen lẫn sự thanh tịnh.

Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng 12ha, chùa Vạn Phước được xem là ngôi chùa có diện tích lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bến Tre.Bất kì ai cũng thể nghĩ rằng mảnh đất trước đây là đầm lầy, ao tù, nước đọng, hoang sơ vậy mà bây giờ đã trở thành một ngôi chùa khang trang, nơi ươm mầm cho những hạt giống kế thừa nền Phật Giáo nước nhà.

2. Cách di chuyển đến Chùa Vạn Phước

Chùa Vạn Phước nằm cách thị trấn Bình Đại khoảng 2km trên đường hướng ra biển, du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng một kiệt tác kiến trúc nằm ở góc trời đông duyên hải Bình Đại.

Từ TP. Hồ Chí Minh bạn đi xe khách hoặc xe máy di chuyển về huyện Bình Đại theo lộ trình: TP Hồ Chí Minh – Bến Tre – Thị Trấn Bình Đại rồi di chuyển theo đường tỉnh 883 cách trung tâm thị trấn khoảng hơn 6km là đến chùa Vạn Phước.

3. Chùa Vạn Phước hình thành như thế nào?

Năm 2005, Đại đức Thích Phước Chí lúc bấy giờ là tu sĩ về đây thành lập ra một ngôi tịnh xá nhỏ để tu hành. Dần dần sau này, Phật tử mọi miền đã cúng dường và xây dựng ngôi chùa trên diện tích đất rộng 12ha. 

Chùa Vạn Phước được chấp nhận cho xây dựng trên địa hình không mấy dễ dàng, mặt bằng trước đây khi chưa xây dựng chùa vẫn là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm, ao tù , nước đọng.

Chùa Vạn Phước giữa miền sông nước miền tây
Chùa Vạn Phước giữa miền sông nước miền tây

Hầu như không ai nghĩ rằng trong điều kiện địa lý không mấy thuận lợi như vậy lại xuất hiện một ngôi chùa đẹp như viên ngọc quý giữa đầm lầy. Toàn bộ ngôi chùa được phủ lên một màu ánh vàng càng làm tăng thêm vẻ lộng lẫy của ngôi chùa giữa bùn đất và cỏ hoang dại, xung quanh được trồng nhiều loại cây cổ thụ, to lớn sừng sững.

Vì vậy, khi bước vào nơi đây bạn sẽ có cảm giác đặc biệt thoáng mát và trong lành, thanh tịnh. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tham quan nổi tiếng, là điểm dâng hương lễ Phật, còn là mái ấm tình thương che chở cho những người tàn tật, tâm thần.

Chùa được xây dựng từ năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, chùa vẫn tiếp tục được tu sửa và bổ sung xây dựng thêm các công trình tượng phật, các khu nhà chức năng và mở rộng phát triển thêm ngày càng khang trang, rộng lớn hơn, để có thể đón tiếp nhiều du khách thập phương, tăng ni, phật tử về đây hành hương mỗi năm.

Vào năm 2008, Giáo hội phật giáo Việt Nam quyết định công nhận nơi đây là Chùa và đã trở thành điểm đến tâm linh của phật tử ở khắp mọi miền.

4. Kiến trúc độc đáo của chùa Vạn Phước Bến Tre

Khi đến với ngôi chùa Vạn Phước, ấn tượng đặt biệt đầu tiên đập vào mắt của chúng ta là một không gian vô cùng rộng lớn, ngôi chùa được phủ lên mình một màu vàng tươi rực rỡ, màu của sự giải thoát theo ý nghĩa trong đạo Phật.

Đầu tiên là cánh cổng Tam Quan, chiếc cổng được xây dựng theo một lối kiến trúc độc đáo và đặc biệt, gồm 4 ngọn tháp tượng trưng cho chân lý Tứ Diệu Đế là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bốn ngọn tháp tựa như ngòi bút viết lên trang giấy là nền trời xanh thẳm sự màu nhiệm của các chân lý mà đức cha lành Thích Ca Mâu Ni đã chứng ngộ. Ở cổng này nhà chùa còn cho tạc cặp rồng vàng ngay ở cổng mang ý nghĩa bảo vệ, trấn giữ sự bình yên cho chùa.

Cổng vào Liên Hoa Thất Bảo
Cổng vào Liên Hoa Thất Bảo

Tiếp đó, mọi người sẽ được cảm nhận được hương sen thoang thoảng, thanh khiết từ ao liên trì phảng phất và lan tỏa hòa vào bầu không khí thanh tịnh trong khắp khuôn viên của ngôi chùa. Những đóa hoa sen mang trong mình vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao với sức sống mạnh mẽ đã vươn lên, vượt thoát khỏi lớp bùn nhơ đục của ao hồ để đua nhau khoe sắc, mang lại niềm hỷ lạc vô bờ. Hoa sen có mặt hầu hết ở các lối kiến trúc thiết kế các công trình của bổn tự từ cành hoa thực trong các hồ cho đến tòa sen mà chư Phật, Bồ tát an tọa và họa tiết hoa văn v.v…

Ngay kế bên ao liên trì là bức tượng đài của Đức Phật Di Lặc, người hiện đang là giáo chủ của cung trời Đâu Suất. Đức Di Lặc với nụ cười hiền dịu trên khuôn mặt hòa vào ánh chiều tà của những buổi hoàng hôn nơi vùng quê yên bình tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng.

Rất nhiều tâm huyết, công sức đã đổ xuống nơi đây chỉ vì một mục đích cao cả là để cho Phật tử có nơi chiêm bái, dâng hương cho ngài. Xung quanh tôn tượng của ngài là “cửu long” với thần thái dũng mãnh, uy nghi như trực hầu, gìn giữ tượng phật của vị giáo chủ hội Long Hoa. Tất cả đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt riêng cho chùa Vạn Phước.

 Bức Tượng Phật Di Lặc uy nghiêm
Bức Tượng Phật Di Lặc uy nghiêm

 Vào sâu hơn nữa, hình ảnh ập vào mắt mọi người là một công viên tràn đầy hoa thơm, đầy màu sắc và  những cây kiểng độc lạ. Công viên ấy được sự chăm sóc tỉ mỉ, tận tụy, khéo léo dưới đôi bàn tay của Chư Tăng trong bổn tự, đôi bàn tay với những nét chai sần do sự khổ cực của năm tháng nhưng lại tạo ra những tác phẩm  mang đậm nét thiền môn. Bên cạnh đó còn có những giàn hoa lan với trên 50 giống loài khác nhau cùng hòa hợp, tạo nên những hành lang trải đầy hoa.

Khung cảnh hoa lá xung quanh chùa
Khung cảnh hoa lá xung quanh chùa

Tiếp đó là ngôi nhà dành để thờ vị lãnh tụ cao quý chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch đáng kính đã dành hết cả cuộc đời mình để bôn ba bốn phương đem lại một nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Nhà thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Nằm đối diện với nơi nhà thờ vị lãnh tụ chính là ngôi “Đại Hùng Bảo Điện”, nơi đây tôn thờ thánh tượng của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức A Di Đà Phật, Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật cùng với xá lợi kim thân Đức Thích Ca và chư thánh Tăng. Hằng đêm tiếng gõ mõ, tiếng chuông, lời kinh của các vị sư du dương, trầm bổng như đưa ta trở về với cõi tịnh, cảm nhận được hương vị của sự giải thoát. Ngoài ra, ngôi Đại Hùng Bảo Điện còn tôn thờ chân dung của sư tổ Mẫu Trầu Bồng Lai, người đã sáng lập nên tông phái Tịnh Độ Non Bồng.

Chùa Vạn Phước về đêm
Hình ảnh Chùa Vạn Phước về đêm

Đối diện Đại Hùng Bảo Điện, nằm sát bên nhà thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, là phòng phát hành, nơi đây trưng bày những pháp phục, pháp khí dành cho hàng Tăng sĩ và cư sĩ như : áo hậu, áo nhật bình, áo lam, chuông, mõ, chuỗi hạt…đáp ứng được phần lớn  những nhu cầu, nguyện vọng thỉnh pháp phục, pháp khí của chư Tôn đức và quý Phật tử gần xa.

Tiếp tục cuộc viếng thăm,sẽ dẫn chúng ta đến nhà thờ tổ của bổn tự, chính tại nơi đây, ta sẽ được diện kiến trực tiếp vị tôn tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ nguyên khối, cao, tôn tượng chính là người đại diện cho dòng chảy tâm linh của bao đời Chư tổ. Bên cạnh đó, nhà thờ tổ còn là nơi tôn thờ thánh tượng của Đức Phật Chuẩn Đề được đúc bằng đồng và dát vàng toàn bộ từ. Với không gian thoáng mát, thanh tịnh Tổ đường cũng là nơi thường xuyên diễn ra những buổi pháp thoại, giúp truyền lưu truyền , truyền bá chánh pháp của Đức Thích Ca trong sự hỷ lạc vô bờ của tất cả mọi người.

Đi xa ra phía sau là khu trồng cây ăn trái cũng như rau củ để sinh hoạt tự túc cho chùa. Những loại rau củ được quý thầy dày công chăm sóc, không dùng đến thuốc hóa học cho nên đảm bảo được hương vị thanh đạm nhất để làm ra những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Dường như thấu hiểu được tấm lòng của các thầy dành cho những loại rau củ này đều phát triển , xanh tốt quanh năm, như góp một phần công đức cúng dường lên chư Tôn tịnh đức nơi đây.

Điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình của chúng ta đó là khu Tăng xá của chùa,  đây là nơi sinh hoạt của chư Tăng trong bổn tự và cũng là nơi lưu trú lại cho khách Tăng gần xa có dịp viếng thăm. Được xây dựng trên một ao nước trong xanh, hằng ngày có những làn gió mang theo hương vị giải thoát, hương sen thổi qua mang đức hạnh thanh cao của quý thầy lan tỏa khắp mọi nơi.

5. Những điều cấm kỵ khi đến chùa Vạn Phước

Khi đến thăm chùa Vạn Phước, cũng như nhiều khu tâm linh, thờ tự tôn giáo khác trên khắp Việt Nam, mọi người cần chú ý và nghiêm cấm những điều sau:

  • Ăn nói nhỏ nhẹ đủ nghe,không nói to, không cười đùa, giỡn cợt vô ý thức làm mất vẻ uy nghiêm của chùa.
  • Khi đi lễ chùa cần ăn mặc giản dị, lịch sự,kín đáo. Không mặc quần áo màu sắc lòe loẹt, không mặc quần đùi, áo ngắn, croptop, hai dây, quần áo hở hang, …
  • Không dâng cúng đồ mặn lên trang thờ Phật hoặc Tam bảo, điều này được coi là làm ô uế sự thanh tịnh nơi đức Phật.
  • Nếu làm công đức là tiền mặt thì nên bỏ vào hòm công đức, không nên bỏ tiền trên hoặc bên cạnh tượng phật.
  • Khi vào chùa, tuyệt đối không nên vào từ cổng chính, có 2 lối vào phụ bạn có thể ra vào, tốt nhất là đi theo hướng bên phải.
  • Đừng bao giờ tự ý mang đồ lễ từ chùa về nhà khi chưa có sự cho phép của các sư.

Mặc dù còn đang trong quá trình xây cất, nhưng nơi đây hứa hẹn trong tương lai không xa, chùa Vạn Phước sẽ trở thành một chốn tòng lâm uy nghi. Với tất cả tâm thành quy kính, một lòng phụng sự, truyền bá Phật pháp của Chư Tăng và Phật tử nơi đây thì chắc chắn ánh sáng Phật pháp sẽ chiếu soi rực rỡ cả một vùng Duyên Hải Nam Bộ và cả nước.

Bài viết liên quan