Một địa danh di sản văn hóa nhận được nhiều sự quan tâm, nổi tiếng mà hầu hết phượt thủ đều muốn một lần đặt chân đến khám phá không xa lạ gì nữa đó chính là Thánh địa Mỹ Sơn. Thánh địa Mỹ sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào và có những trải nghiệm thú vị nào mà bạn có thể đến khám phá? Cùng Khám phá Việt Nam tìm hiểu chi tiết, giải đáp những câu hỏi này trong bài viết chủ đề về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn bên dưới đây.
Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?
Khu Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu? Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều khách tham quan du lịch muốn biết sau khi nghe đến tên địa danh đặt biệt, có nét bí ẩn này. Thật ra đây là một quần thể di sản mang đậm kiến trúc theo phong cách người Chăm xưa tại địa chỉ Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam
Địa chỉ này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm 69km, cách phố cổ Hội An 35km và thành cổ Trà Kiệu 20km. Trở thành 1 trong số 10 ngôi đền đài đẹp nhất của khu vực các quốc gia Đông Nam , dần thu hút sự chú ý của các du khách thập phương đổ về.
Giá vé để tham quan khu du lịch này là 100k/ vé cho khách trong nước và 150k/ vé với các khách quốc tế. Giá trên đã bao gồm xe điện đưa đón xem các công trình và tham dự những chương trình biểu diễn văn nghệ.
Thời gian hoạt động Thánh địa Mỹ Sơn: 6g30 – 17g tất cả các ngày trong tuần kể cả Lễ, Tết
Tổng quan về địa danh Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng là một địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng mà khách du lịch không thể nào bỏ qua khi đến với tỉnh Quảng Nam. Khu di tích đã được phát hiện vào 1885 và sau đó đến 1995 thì đã được UNESCO công nhận là một trong số các Di sản Văn hóa Thế giới. Theo như chia sẻ thì Thánh địa Mỹ Sơn đã có từ giai đoạn thế kỷ IV ở thời vua Phạm Hồ Đạt.
Kiến trúc
Thánh địa Mỹ Sơn với quần thể nhiều đền đài của người dân tộc Chăm Pa nằm gọn trong thung lũng có bán kính km và bao bọc xung quanh là núi đồi, cây cối xanh tươi. Nơi đây như là một tòa tháp cổ của vương triều Chăm Pa mang đậm đà màu sắc văn hóa tôn giáo của một nét đẹp văn minh đã bị lụi tàn. Dấu ấn mà Thánh địa Mỹ Sơn mang chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc điêu khắc tinh xảo để tạo thành hình ảnh ngày hôm nay cho mọi người cùng thưởng thức
Với kiến trúc được chia làm 6 loại đặc trưng là Hòa Lai, Mỹ Sơn, Đông Dương, Ponagar, phong cách người dân Bình Định và phong cách thời cổ xưa. Tại đây có nhiều dạng kiến trúc độc đáo trong hình ảnh của các tượng khắc đá, tượng khắc những người vũ nữ đang múa các điệu múa mang dấu ấn Chăm Pa, tượng thần Siva,..
Sơ đồ khu Thánh địa Mỹ Sơn
Theo như nghên cứu về 7 phong cách nghệ thuật trong quá trình tiến triển của chúng thì Thánh địa Mỹ Sơn sở hữu đa dạng các màu sắc, phong cách khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia khu vực địa danh Di sản Văn hóa này thành 10 nhóm đánh dấu phân biệt theo chữ cái như sau: A, A’, B, C, D, E, F, G,H, K và chia làm 3 khu chính:
- Khu tháp chùa 19 di tích ở nhóm công trình A, A’.
- Khu tháp chợ có 12 di tích ở nhóm công trình B, C, D.
- Khu tháp bàn cờ có 4 di tích ở nhóm E, F.
Phương tiện di chuyển đến Thánh địa Mỹ Sơn
Sau khi đã trả lời được câu hỏi Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu thì sau đây là một số hướng dẫn lựa chọn phương tiện để di chuyển đến khu du lịch Di sản Văn hóa này.
- Đi xe máy: Bạn có thể xuất phát từ Tp Đà Nẵng và chạy tầm 70km hoặc từ hội An khoảng tầm 50km. Cách thức di chuyển từ Hội An sẽ là chạy thẳng đường Hùng Vương đến quốc lộ 1A là sẽ tới Thánh địa Mỹ Sơn trong chỉ tầm 2 tiếng chạy xe.
- Đi xe bus: Tại trung tâm TP Đà Nẵng có thể bắt chuyến số 6 để đi từ Đà Nẵng đến Mỹ Sơn. Tuy là sẽ khá mất thời gian hơn so với việc sử dụng phương tiện di chuyển khác nhưng khá rẻ và bạn có thể quan sát được cảnh vật, cuộc sống ở 2 bên đường.
- Đi xe taxi: thuê xe để di chuyển đến đây cũng là cách nhiều người lựa chọn. Giá thuê xe riêng khứ hồi sẽ tầm khoảng 1tr đồng.
Thời điểm thích hợp đi du lịch Thánh địa Mỹ Sơn
Vì là địa điểm du lịch khám phá nằm ở trong rừng sau nên xung quanh đường đi vào du tích sẽ có chủ yế là dạng đắt bùn. Do đó để tránh việc chuyến đi bị ảnh hưởng do thời tiết, ẩm ướt, sình lầy hay trơn trượt, khó khăn trong di chuyển thì nên xem trước dự báo thời tiết, hạn chế đi vào những tháng mưa. Thời gian thích hợp nhất sẽ là từ tháng 2 đến tháng 4.
Lúc này là thời điểm vừa qua Tết cổ truyền nên không khí có nắng nhẹ, không quá gắt, không có mưa, rất thích hợp để khám phá vòng quanh công trình, nghiên cứu và chụp hình với những đền đài.
Những trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Thánh địa Mỹ Sơn
Dạo quanh, khám phá toàn cảnh Thánh địa Mỹ Sơn
Với hơn 70 ngôi đền khác nhau trong Thánh địa Mỹ Sơn, tất cả đều được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ tiếng Chàm, tiếng Phạn. Tuy đã bị tàn phá một phần vì những cuộc rải bom của quân đội Mỹ xuống đất nước ta nhưng phần lớn các tòa tháp vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo khiến bao nhiêu du khách gần xa bị thu hút mà ghé lại tham quan.
Trải nghiệm đi nhìn ngắm toàn cảnh Thánh địa Mỹ Sơn để ngắm các tòa tháp cổ có những viên gạch nung cắt khối vuông vức và xếp chồng lên nhau xây dựng nên mà không cần sử dụng đến bất cứ chất liệu kết dính nào.
Bạn có thể ghé đến các tháp, đền thờ nổi tiếng tại đây để khám phá như là:
- Đền Kalan – nơi thờ phụng thần Shiva hay còn biết đến là thần Linga (vị thần tối cao trong tín ngưỡng Hindu). Với chiều cao lên đến 24m và bao bọc xung quanh là 6 tháp phụ. Đây là một trong số các khu tháp cổ chính trong khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
- Tháp Mandapa với kiến trúc độc đáo, mang hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, được chọn làm nơi mà những vị khách hành hương từ phương xa sẽ có thể dâng lễ vật, cúng bái. Ngôi tháp với những đường nét hoa văn tinh xảo, điêu khắc đậm chất nghệ thuật hoàn toàn thủ công này là địa điểm checkin nổi bật mà nhiều người đã thực hiện để cho ra không ít bộ ảnh sống ảo triệu like cho mình
- Tháp cổng hay còn biết là tháp Gopura, là ngọn tháp nằm ở vị trí phía trước Kalan. Chúng có đặc điểm nhận biết chính là sẽ có 2 cửa mở thông nhau ở hướng Đông và Tây. Từ đây phóng tầm mắt ra xa và ngắm nhìn cảnh mặt trời dần lặn xuống vừa huyền ảo lại vô cùng lung linh.
Con đường cổ tại Thánh địa Mỹ Sơn
Con đường cổ dẫn các du khách đi đến Thánh địa Mỹ Sơn đã được phát hiện bởi các chuyên gia người Ấn Độ, sau đó đã được trùng tu và phục chế để có hình dạng như ngày hôm nay. Với chiều rộng lên đến 8m, độ sâu 1m dưới mặt đất và 2 bờ tường làm thẳng tắp song song nhau.
Như nhiều nghiên cứu đã cho rằng con đường này trước kia sử dụng để các vua chúa, thành viên hoàng tộc hay những người có chức quyền cao tại Chăm Pa sử dụng để đi đến các tháp thực hiện cúng tế.
Thưởng thức điệu múa độc đáo – Apsara
Tại đây du khách còn được thưởng thức những điệu múa Apsara độc đáo được lấy cảm hứng từ những bức tượng tại Di sản Văn hóa này. Các động tác vừa uyển chuyển, mượt mà nhằm mục đích tôn vinh lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Thường thì bài múa sẽ được sử dụng biểu diễn cho các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam và phục vụ cho khách tham quan Thánh địa Mỹ Sơn có thể theo dõi, thưởng thức.
Khám phá lễ hội truyền thống Katê của người Chăm
Đến tháng 7 hàng năm theo lịch của người Chăm thì sẽ có một lễ hội lớn, quan trọng sẽ được tổ chức đó chính là Katê. Tại đây có rất nhiều hoạt động thú vị và độc đáo để bạn chiêm ngưỡng, khám phá như là các nghi lễ cúng cầu an, rước nước, rước lễ phục và Katê,.. Tại đây cũng có nhiều màn biểu diễn múa dân tộc sử dụng các đạo cụ truyền thống vừa uyển chuyển, vui tươi mà bạn sẽ khó có thể rời mắt được.
Điểm qua các món ăn đặc sắc tại Thánh địa Mỹ Sơn
Đến thánh địa Mỹ Sơn thì không thể nào bỏ qua được việc thử thưởng thức các món ăn đặc trưng, đặc sản của nơi này. Là một tín đồ đam mê ăn uống thì bạn cũng có thể thử các món như:
- Bê thui Cầu Mống: đến đây tham quan không thể nào bỏ qua món ăn nổi tiếng tại đây. Không những được làm từ thịt của những con bê non thái mỏng nướng trên lửa than. Khi ăn sẽ cảm nhận được sự dai giòn và mùi thơm đặc trưng. Ăn kèm thịt với rau sống và chấm nước chấm đặc trưng sẽ tạo nên hương vị khó cưỡng
- Mì Phú Chiêm: Sợi mì dai dai màu trắng gạo, được ăn cùng các nguyên liệu là thịt ba chỉ, tôm nõn và nhiều loại rau sống khác nhau,.. Tất cả hòa nguyện tạo nên hương vị khó quên cho người thưởng thức
- Bánh đập: là sự kết hợp giữa bánh tráng và bánh ướt thì món ăn này sẽ được ăn cùng với nước mắm nguyên chất và một ít ớt tươi để tạo nên món ăn dân dã nhưng lại cực kỳ hấp dẫn
- Bánh tổ: món ăn này được người dân Quảng Nam sử dụng nhiều vào các dịp Tết cổ truyền. Nguyên liệu chính là làm từ gạo nếp thượng hạng và đường bát, khi ăn sẽ thấy sự dẻo thơm và vị ngọt đặc trưng của đường bát. Ngoài ăn trực tiếp thì bạn cũng có thể mang đi hấp, chiên
Hành trang cần chuẩn bị khi đi Thánh địa Mỹ Sơn
- Mang nhiều trang phục đẹp để có thể chụp ảnh, cần lưu ý vẫn giữ được nét kín đáo không phản cảm vì tại đây mang nhiều dấu ấn tâm linh, tôn giáo.
- Vì là khu tham quan ngoài trời nên các vật dụng không bỏ qua là kem chống nắng, kính mát, mũ nón, áo khoác,..
- Một ít đồ ăn nhẹ, nước uống để lấy lại năng lượng tốt hơn trong quá trình đi tham quan.
- Nên mang các loại giày dễ di chuyển để có thể khám phá được nhiều địa điểm trong khu Thánh địa Mỹ Sơn.
Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu”, có thêm cho mình một địa danh độc đáo, thú vị để bỏ túi du lịch trong thời gian sắp tới khi được đến Quảng Nam vui chơi trải nghiệm. Thường xuyên ghé thăm Didaucogi để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết hay ho nào về du lịch khám phá ban nhé.